Phần 1: Không Phải Mê Tín Như Nhiều Người Nghĩ, Pháp Môn Tịnh Độ Là Một Pháp Môn Có Nền Tảng Giáo Lý Vững Chắc 

Pháp môn Tịnh Độ là một pháp môn hành trì có bề dày lịch sử và đã có nhiều vị tu chứng đắc. Pháp môn Tịnh Độ có 3 bản kinh căn bản là Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và A Di Đà. Ngoài ra còn có 2 bản kinh phụ là Niệm Phật Ba-la-mật và phẩm Phổ Hiền. Còn có một bộ luận rất quan trọng là Vãng Sinh Luận do ngài Thế Thân (316-396) (1) trước tác sau khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn 900 năm. Bên cạnh đó còn có một bộ luận rất nổi tiếng của Bồ Tát Long Thọ (150-250) (2) là Nan Hành Đạo và Dị Hành Đạo, Ngài chỉ cho con đường dễ tu và con đường khó tu. Năm bản kinh và 2 bộ luận này làm nên giáo nghĩa của Tịnh độ tông. Một trong những bộ kinh rất quan trọng của hành giả tu Tịnh Độ là bản Kinh Vô Lượng Thọ đang được hành trì trong Đàn Tụng kinh Vô Lượng Thọ nhằm hướng về Khánh Nhật Đức Phật A Di Đà (17/11/Âm Lịch) tại Đạo tràng Tịnh Độ Niệm Phật Tùng lâm Hòa Phúc. 

—————————-

Chú thích: 

  1. Thế Thân là một Luận sư xuất sắc của phái Nhất Thiết Hữu Bộ và Duy thức tông, được xem là Tổ thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ.
  2. Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm, về tri kiến tánh. Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận