KHÓA TU MỘT NGÀY AN LẠC THÁNG 11 NĂM QUÝ MÃO – THƯỢNG TỌA THÍCH PHÁP ĐĂNG QUANG LÂM THUYẾT GIẢNG
Ngày 09 tháng 01 năm 2024 nhằm ngày 28/11 (âm lịch), trong không khí hướng về kỷ niệm “Ngày khánh nhật Đức Phật A Di Đà” tại Tùng lâm Hòa Phúc đã diễn ra “Khóa tu một ngày an lạc” với chủ đề “Nguồn gốc của hành giả Tịnh độ bắt đầu từ 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà” do Đại Đức Thích Pháp Đăng quang lâm thuyết giảng.
Thượng tọa Thích Pháp Đăng chia sẻ: “ Nguồn gốc của hành giả Tịnh độ bắt đầu từ 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, đó là cái biển nguyện rộng lớn để chúng ta nương nơi biển lớn này ra khỏi khổ đau để đến cực lạc an vui, từ chỗ sinh tử luân hồi đến chỗ giải thoát an vui, cái bổn nguyện, đại nguyện của Phật A Di Đà rất là quan trọng, mà người tu tịnh độ cần hiểu rõ ràng mà không còn nghi ngờ nữa, bởi nghi pháp trở thành cái chướng ngại rất lớn cho người tu.”
Những đại nguyện căn bản mà các hành giả tu tịnh độ cần phải biết.
ĐẠI NGUYỆN 1 VÀ 2 :
Trong nước không có ác đạo và không đọa 3 đường ác, tỳ kheo Pháp tạng là tiền thân của Phật A Di Đà phát 48 đại nguyện này, nguyện 1 và nguyện 2 là tổng quát 48 đại nguyện, ý nghĩa rộng lớn này là trong cõi cực lạc không có ác đạo, không có ác đạo tức là không cần nghiệp ác nữa, không bị nghiệp dẫn dắt đến sinh tử luân hồi, không bị nghiệp dẫn vào chỗ khổ để mãi mãi trầm luân sanh tử, đó là giá trị đầu tiên của cõi cực lạc mà chúng ta đang hướng đến. ở thế giới này có tù ngục là do cái tâm của mình là tâm xấu, tâm ác rồi nó dẫn dắt hành động bên ngoài làm các việc ác, nói lời ác, lừa gạt người này lừa gạt người kia, cái tâm xấu ác, hành động xấu ác cho nên phải đi vào cảnh tù tội, còn quý Phật tử về chùa Hòa phúc tu niệm Phật là do tâm thiện, tâm thích tu, tâm thích niệm Phật, tôn kính Tam Bảo, nên nghiệp lành đó dẫn mình vào cảnh chùa Hòa Phúc này, và chúng tta thấy cảnh chùa thanh tịnh và cảnh địa ngục thì bên nào vui ? mọi cái cảnh hiện bên ngoài cái gốc là do tâm mình tạo ra, tâm xấu, tâm ác thì nhất định hiện ra cái chỗ khổ, chỗ bất an, còn tâm mình lành tâm mình an vui thì sẽ dẫn đến cái chỗ tâm mình nhẹ nhàng, thanh thoát, yên bình. Đâu phải tự dưng ở bên ngoài dẫn mình vào tù tội, mà là do chính mình đang xu hướng vào điều gì ? cho nên thiền sư Quy Sơn nói : Tâm an thì cảnh nhàn, tâm quý vị đã nhàn rồi thì cảnh bên ngoài sẽ nhàn nhã, nhẹ nhàng. Ví như bữa cơm nào quý vị bực bội thì bữa cơm đó có ngon không ? có khi mâm cơm đó còn bay ra ngoài sân, còn vô chùa ăn cơm ngon hơn vì mình chăm chỉ niệm Phật, tham sân si được lắng dịu…Thầy có nói ở đây (chùa Hòa phúc) như Tây Phương Cực lạc thì về nhà chúng ta cũng cần mang cõi Tịnh độ này về gia đình của mình. Tâm được mát mẻ, nhẹ nhàng, an vui, buông bỏ đó là quý Phật tử đang niệm Phật đúng Pháp, cõi Cực Lạc trang nghiêm không thể nghĩ bàn thì chứng minh người cõi cực lạc không có nghiệp ác, không còn phiền não, như Kinh nói rằng : chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ….mình xây dựng gia đình mình như Đức Phật xây dựng cõi Cực Lạc thì mình phải là người hiền lương, tin nhân quả…người xưa nói 1 câu “gia đình có điều thiện ắt có thừa niềm vui” ví như trong gia đình mình mà có 1 đứa con 1 đứa cháu vướng vào xì ke ma túy thì chừng đó bất an, lo lắng, buồn phiền, cho nên cái giáo dục gia đình rất quan trọng, cha mẹ tốt thì con cháu ảnh hưởng cái nếp giáo dục tốt, cho nên người việt nam mình nói 1 câu rằng “có đức mặc sức mà ăn” cho nên quý vị thấy có tiền quan trọng hay để lại những đứa con đứa cháu tin nhân quả, hướng thiện, có đạo đức quan trọng ? Quý Phật tử tạo cõi cực lạc ngay trong gia đình của mình bằng cách chư thượng thiện nhơn ở chung 1 chỗ, chỗ nào người hiền người thiện bỏ cái xấu cái dở ở chung 1 chỗ thì chỗ đó là nơi có nhiều niềm hạnh phúc, an vui. Còn ngược lại chỗ nào có người xấu ác, chỉ nghĩ cho mình thôi thì để đó bao nhiêu tài sản cũng hết, cũng bị phá nát. Cái cảnh chuyển biến theo con người, từ cái cảnh hoang sơ mà bây giờ trở thành tự viện trang nghiêm như vậy,, đạo tràng tu học trang nghiêm như vậy là do chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ, lúc nào cũng cần sửa đổi thân sửa đổi tâm của mình, ai chỉ rõ lỗi của mình mình phải cảm ơn, bỏ cái giữ xấu để giữ cái hiền cái thiện, để giữ gìn được pháp tu mà thầy mình đang tu đang hoằng hóa, đó là pháp môn niệm Phật . Phật thì 100% an lạc, cực lạc còn mình cũng phải được 50% – 60% đúng không quý vị, thầy mình cao quý quá đại từ bi phụ thì mình cũng có chút chút siêng năng niệm Phật, siêng năng tu tập phước tuệ…quý vị nên nhớ 3 đường ác muốn sanh về cõi tôi được tôi giáo hóa cũng đều thành Phật không đọa lại 3 đường ác nữa, cái này tuyệt vời vô cùng, giống như quý vị có 1 đứa con mà trước kia nó quậy mình rất nhiều, mà bây giờ nó quay về xin lỗi làm 1 người con tốt thì quý vị có bỏ mặc nó không ? tất nhiên là không rồi, giống như Đức Phật A DI ĐÀ, và vì vậy Ngài mới được tôn xưng là Đại từ bi phụ.
Nhất định quý vị ngồi đây tu niệm Phật, ai nấy tu đúng Pháp thì đều ngồi đài sen chín phẩm không nghi ngờ, nên tu tịnh độ phải hiểu cho đúng thì mình không còn nghi nữa, nếu mà Đức Phật DI ĐÀ tạo cõi Cực Lạc cho Phật ở, Bồ Tát ở thì cõi đó vắng vẻ lắm, mà ngài tạo cho chúng sanh vì ngài thương chúng sanh. Trong cái nguyện thứ 2 khẳng định ai về cõi cực lạc cũng được giáo hóa và thành Phật hết, nhất định thành Phật nhất định ra khỏi sinh tử luân hồi, vậy quý vị thấy đức phật a di đà có tuyệt vời không quý vị ? quá tuyệt vời, vậy nên chư Tổ ca ngợi Đức phật di đà là di đà nguyện hải, TÂM VÔ THƯỜNG BỒ ĐỀ CHÍNH LÀ TÂM TÍN NGUYỆN, vãng sanh cực lạc chính là tâm thành Phật để độ chúng sanh – đây là tâm bồ đề giác ngộ không gì hơn được, vậy thầy hỏi quý vị ngồi đây mình niệm Phật vãng sanh luôn bây giờ hay để sau này tắt thở rồi quý thầy quý cô phát nguyện giùm ?…Có 1 lần thầy đi giảng ở 1 cái chùa, có quý Phật tử hỏi : con cũng phát nguyện cầu vãng sanh nhưng con sợ Phật rước con đi liền…(haha), cái nhân duyên tịnh độ của mình tròn đây đức phật mới tiếp dẫn mình sanh về cực lạc, đức phật tiếp dẫn mình do nhân duyên tịnh độ đầy đủ, quả đầy đủ thì lúc đó Phật và thánh chúng mới hiện đến tiếp dẫn mình, có như vậy mình tu mới không bị rơi vào chỗ hoang mang, nửa tin nửa nghi. Kinh vô lượng thọ đâu có nói niệm Phật dành cho ông già, bà lão, Kinh A Di Đà cũng thế đúng không quý vị ? “sanh về cõi cực lạc được tôi giáo hóa” thì tất cả đều thành Phật không còn đọa vào 3 đường ác nữa, như vậy mới có thể vào các cõi khổ độ chúng sanh không bị dính mắc, trói buộc. Bây giờ mình nói mình độ chúng sanh nhưng coi chừng họ độ lại mình, chỉ có hàng đại bồ tát, thập đại bồ tát mới dám đi vào những nơi nóng như lửa địa ngục để độ chúng sanh, chứ còn mình là phàm phu mình làm được gì cho chánh Pháp tuyên lưu thì mình cứ làm, nhưng đó chưa phải độ chúng sanh. Đức Phật nói trong kinh a di đà đây là pháp khó tin, ta thành Phật đã khó rồi mà nói ra cái pháp môn niệm Phật này còn khó hơn nữa, bởi vì cõi cực lạc này là cảnh giới của chư Phật, phàm phu không suy nghĩ tới được, cho nên nhiều người không tin, muốn về cõi cực lạc chỉ cần 3 điều kiện : thứ nhất là tin sâu, thứ 2 là nguyện thiết, thứ 3 là hạnh chuyên, đủ 3 cái này là đủ điểm chuẩn vào cõi cực lạc, đây là pháp khó tin mà đức phật di đà đã làm được để cứu độ chúng sanh, trong đó có tất cả quý vị ở đây, vậy nên quý vị thấy mình có phước đức lớn không quý vị ? rất lớn, vậy nên mình hãy tiếp tục tu đến khi mình ngáp ngáp.
Tin sâu, nguyện thiết,hạnh chuyên phải giống như ngài…phật hiện ra, tổ hiện ra bảo tu pháp môn khác sớm thành phật hơn pháp môn niệm Phật cũng phải đảnh lễ xin vẫn niệm Phật, thật tu niệm Phật phải như vậy quý vị.
NGUYỆN KẾ TIẾP LÀ NGUYỆN THỨ 18 (VUA TRONG CÁC ĐẠI NGUYỆN), nguyện thứ nhất và thứ 2 chính là các nguyện tổng quát, tất cả chúng ta tu định độ đều nương nguyện này để được vãng sanh. Mười phương chúng sanh là không phân biệt loại nào, chúng sanh nào tất cả chúng sanh nghe danh hiệu tôi là NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, chí tâm tin ưa là tín nguyện, 1 cái nguyện này là đầy đủ cả tín nguyện hạnh này, đôi khi mình nghe danh hiệu Phật A Di Đà rồi nhưng thiếu chí tâm tin ưa, không có lay động bởi cái gì bên ngoài hết, đi trọn 1 con đường niệm Phật, 1 con đường từ Ta Bà sang Tây Phương Cực lạc, mình tu không phải cải lương, không phải xem phim mà đi từ cái này sang cái kia, người tu cần 1 sự lập trường, 1 sự tinh tấn vững bền trong pháp tu của mình, bởi vì sự tu tập của mình càng năm dài, tháng rộng thì chánh niệm niệm Phật mới mạnh lên và phiền não mới giảm bớt, phiền não giảm bớt rồi thì mới có an vui trong hiện tại, Điểm chuẩn về Cực Lạc chỉ 10 câu niệm Phật thôi, là đậuu vô trường đại học cực lạc, thậm chí ngài thiện đạo ngài giảng 1 câu cũng thi đậu chứ không phải 10 câu, nhưng nó khó ở chỗ 1 câu hay 10 câu này ở lúc lâm chung. Lúc khỏe chúng ta hãy ra công, gắng sức tinh tấn niệm Phật để lúc đối diện sanh tử thì còn có thể niệm Phật được, còn mình không chuẩn bị thì lúc chuẩn bị đi bấn lọa, hoảng hốt đủ thứ hết. Trong đây bao nhiêu người ngồi đây tín nguyện hạnh đầy đủ thì bấy nhiêu người được ngồi đài sen hết, đức phật chia thành 9 phẩm sen 3 phẩm thượng, 3 phẩm trung, 3 phẩm hạ, bậc thượng là người đã đạt nhất tâm bất loạn ở ngay đời này còn bậc trung thì sẽ ở trong hoa sen 7 ngày (theo thời gian của cõi cực lạc này) như ngài thiện đạo đã nói. Ở phẩm sen thấp cũng được còn hơn là đạo vào bào thai của người, của súc sanh ở cõi này, cho nên quý vị thấy 10 niệm lúc lâm chung là do lúc này chúng ta gắng sức niệm Phật, mỗi ngày giữ trọn 5 xâu – 10 xâu niệm Phật thì dù bận hay rảnh thì mình vẫn giữ cho nó đều đặn, liên tục, không gián đoạn, mỗi ngày mỗi thời như vậy thì quý vị bỏ tiền vô cái kho, bỏ câu niệm Phật vào trong kho tâm của mình, thì đến lúc tứ đại phân ly, đến lúc cái thân tứ đại này còn không trụ được ở cái nghiệp người nữa thì bình thường để dành câu niệm Phật bây giờ mình lấy ra xài,vậy bình thường có chịu để dành ống heo bằng câu niệm Phật không ? có đi quý vị, để dành câu niệm Phật vào tâm mình. Bây giờ Đức Phật đã thành Phật rồi thì Ngài không bao giờ nói dối chúng ta, đây là lời khẳng định của Ngài không bao giờ quên cái nguyện này hết, cái nhân Tịnh độ đó thì cái quả tịnh độ sẽ hiện tiền.
Bây giờ quý vị thấy quý vị vào đây tu ăn có giờ giấc, ngủ có giờ giấc, tu có giờ giấc, người ham tu vào đây tu mới được nha quý vị, người ham vui vào đây tu không nổi đúng không quý vị ? ở nhà mình sao mở tivi coi mấy giờ liền tu tì, còn ở đây phải dùng cái thân này để tu, còn người ham tu mới vào được cảnh giới chùa, còn người ham chơi thì không thể vào được hết. Bao nhiêu người ở đây đã mỗi ngày niệm hơn 10 niệm rồi thì chắc chắn quý vị không có lọt sổ đâu, nhớ điều này, không có thi rớt, nhưng mà cái tu này nó phải bền bỉ siêng năng đến cuối đời của mình. Hồi đó tóc có 1 2 sợi bạc bây giờ nhiều lắm rồi có phải không quý vị ? vậy mà không chịu lo niệm Phật thì còn lo cái gì nữa đây, còn chọn con đường nào nữa đúng không quý Phật tử, mà thầy nói thật nha quý vị đến cuối đời rồi chỉ có niệm Phật là dễ nhất thôi quý vị, chừng đó quán quán cũng không nổi, ví như Ni Sư Hạnh Đoan có viết : cái giờ phút đối diện với cái đau bệnh, nếu cho tôi cái nguyện thì tôi chỉ nguyện sanh về cõi cực lạc thôi, Ni Sư nói đối diện với sanh tử không phải chuyện đơn giản đâu quý vị, quý vị thấy đau nhức, khó thở thì chỉ có nương và nắm chặt 1 câu Nam Mô A Di Đà Phật thôi, mà tại sao mình không chịu nương câu niệm Phật ngay từ bây giờ, biết cõi Cực Lạc là như vậy tại sao còn bẻ qua hướng khác, phải không quý Phật tử, thầy hỏi lúc tai nạn thì mình có quán nổi không ? rất khó quý vị, chỉ niệm 1 câu danh hiệu Phật hoặc Bồ Tát Quán Thế Âm là dễ nhất cho nên quý vị bình thường cũng niệm Phật, bệnh tật đau thì lại càng niệm Phật, thì Đức Phật cũng sẽ không bỏ mình, cho nên lúc này đau răng 1 chút cũng đừng bao giờ ngưng niệm Phật, mình phải tập mình chiến thắng từng cái nhỏ 1, thì sau này đối diện cơn bệnh nặng mình mới giữ vững được câu niệm Phật ngay giờ phút sinh tử đó, tập thắng thắng 1 chút đừng nằm đó không giải quyết vấn đề gì, tập từ từ đi quý vị, bây giờ mình tập là vừa vì sanh tử vô thường đã đến gần mình rồi, bây giờ phải đến giai đoạn chạy đua niệm Phật rồi, Đức Phật lúc nào cũng duỗi tay đón mình mà, nguyện thứ 18 là chánh hạnh niệm Phật
Nguyện thứ 19 20 là tu các công đức, chánh hạnh là niệm Phật bên cạnh đó thì phát tâm bồ đề tu các công đức mà tu các công đức này Đức Phật khéo lắm, trước đó Ngài dạy phát tâm bồ đề, nhớ vậy nha, làm các công đức mà làm bằng tâm bồ đề là tâm tỉnh sáng, tâm tỉnh sáng là làm tất cả nhưng mà vì chúng sinh mình làm, vì đại chúng mình dấn thân phụng sự chứ đừng vì mình, ví dụ như quý Phật tử lau cái giảng đường này hãy vì quý Thầy quý Phật tử có nơi sạch sẽ để tu để nghe Pháp, đó là tâm vì đại chúng, còn mình lau cái này để thầy trụ trì quan tâm mình, nhớ mình thế là mình vì đại chúng hay vì mình ? à vì mình. Mà vì mình thì sẽ dễ khởi phiền não, còn mình làm vì đại chúng mình sẽ làm bằng cái tâm nhẹ nhàng, thảnh thơi, cho nên cái tâm bồ đề Đức Phật đưa ra trước các công đức rất quan trọng, nhiều vị làm rất nhiều công đức nhưng không dụng được tâm bồ đề thì rất phiền não. Làm các việc thiện mà không bằng tâm bồ đề thì sẽ rơi vào các việc ma, sẽ dẫn đến mình có tâm kiêu ngạo, coi trọng mình hơn người khác…cho nên ở đoạn này Đức Phật rất là trí tuệ, làm các công đức mà dụng tâm thì phải phát tâm bồ đề “chí tâm hồi hướng muốn hướng về nước tôi” quý Thầy ví dụ phát tâm xây hết 1 cái chùa rồi quý Thầy hỏi cô xây chùa vì mục đích gì ? dạ vì con phát nguyện sanh về cực lạc, rất quý thưa quý vị, từ cái phước mà trở thành công đức không thể nghĩ bàn qua cái tâm vô thượng bồ đề này, vậy thì quý vị thấy làm các việc lành mà mong thành Phật độ chúng sanh sẽ thù thắng hơn cái tâm mong cầu nhân hưởng phước báu trời người. Nhiều khi bây giờ tu 1 chút có phước, giàu sang là bỏ tu rồi đắm chìm sắc đẹp, rượu chè, thấp kém ở thế gian này…cho nên cái tâm bồ đề quan trọng lắm quý vị, để người tu tịnh độ dấn thân vào cuộc đời để làm lợi ích cho tất cả mọi người, vì lợi lạc chúng sanh. Dụng tâm phải là dụng tâm bồ đề, sau khi làm xong rồi phải hồi hướng sanh về Cực lạc để cầu vãng sanh.
Việc lành nào làm được cứ làm nhưng phải dụng tâm bằng tâm bồ đề và làm xong rồi phải hồi hướng về cõi Cực Lạc để thành Phật độ chúng sanh, như vậy thì tất cả chánh hạnh, trợ hạnh đều vào biển nguyện của Đức Phật Di Đà hết, được cái tâm này rồi là cái tâm tính sáng, không để cái xung quanh trói mình, không bị mờ mịt trong lý tưởng độ mình độ người của tất cả chúng ta.
TIN MỚI ĐƯA
TÂM LINH, GẮN KẾT VÀ TRI ÂN -KHÓA TU KẾT TÌNH HUYNH ĐỆ QUỲNH NHAI CAM LỘ TỰ
Th10
ÁNH NẾN TƯỞNG NIỆM – TÌNH THƯƠNG CÒN MÃI – KHÓA TU KẾT TÌNH HUYNH ĐỆ QUỲNH NHAI CAM LỘ TỰ
Th10
CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU NHÂN DÂN – KẾT TÌNH HUYNH ĐỆ TẠI KHU VĂN HÓA TÂM LINH QUỲNH NHAI CAM LỘ TỰ P1
Th10
CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN TẠI QUỲNH NHAI – SƠN LA
Th10
CỘNG TU MỘT NGÀY AN LẠC THÁNG 08 NĂM GIÁP THÌN
Th9
CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU NHÂN DÂN PHẬT TỬ CHÙA HÒA PHÚC VÀ QUỲNH NHAI CAM LỘ TỰ LẦN THỨ 2 NĂM 2024
Th9
Thư Sư Phụ gửi tới đại chúng năm Giáp Thìn – 2024
Th9
Chư Tăng trao tặng hơn 700 suất quà Trung Thu cho các em nhỏ
Th9
Cảnh trăng tròn tại Tùng Lâm Hòa Phúc về đêm
Th9
BÃO LŨ ĐI QUA – TÌNH THƯƠNG Ở LẠI
Th9
THƯ MỜI THAM DỰ LỄ SÁM HỐI SÁU CĂN CẦU SIÊU CHƯ HƯƠNG LINH TỬ NẠN TRONG BÃO LŨ
Th9
HƯỚNG VỀ ĐỒNG BÀO THIỆT HẠI SAU BÃO YAGI ( CƠN BÃO SỐ 3)
Th9
Tùng lâm Hòa Phúc khắc phục hậu quả sau bão
Th9
Tùng lâm Hòa Phúc bị ảnh hưởng nhiều sau bão Yagi
Th9
Chư Tăng Tùng Lâm Hòa Phúc phòng chống bão Yagi (bão số 03) năm 2024
Th9
Lễ Trao Học Bổng Cho Các Em Học Sinh Giỏi Và Bằng Tuyên Dương Công Đức Quý Phật Tử Tinh Tiến Trong Khóa Cộng Tu An Cư 2024
Th9
Lễ Kết Khóa – Khóa Tu Tuổi Trẻ “Báo Hiếu Cha Mẹ” – 2024
Th9
Ngày thứ 03 – Khóa Tu Tuổi Trẻ “Báo Hiếu Cha Mẹ” – LỄ QUY Y TAM BẢO
Th9
Lắng Đọng Trong Chương Trình “Bông Hồng Cài Áo” – Khóa Tu Tuổi Trẻ Báo Hiếu Cha Mẹ 2024
Th9
Ngày thứ hai Khóa Tu Tuổi Trẻ “Báo Hiếu Cha Mẹ” 2024 – Buổi Chiều
Th9
Ngày thứ hai Khóa Tu Tuổi Trẻ “Báo Hiếu Cha Mẹ” 2024 – Buổi Sáng
Th9
KHÓA TU TUỔI TRẺ 2024 – ĐÊM THẮP NẾN TRI ÂN – TÌNH THƯƠNG THẮP SÁNG
Th9
LỄ KHAI MẠC KHÓA TU TUỔI TRẺ CHỦ ĐỀ “BÁO HIẾU CHA MẸ” NĂM GIÁP THÌN – 2024
Th9
KHOÁ TU TUỔI TRẺ CHỦ ĐỀ “BÁO HIẾU CHA MẸ” 03/09/2024 (29/07-01/08/GIÁP THÌN)
Th8