Thấy bánh chưng là thấy Tết!
Với người dân Việt Nam, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, trong nhà mà không có bánh chưng hẳn như sẽ thiếu đi cả cái không khí Tết. Cứ vào những ngày giáp Tết, các gia đình Việt lại có phong tục gói bánh chưng như duy trì một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời.
Ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt.
Theo quan niệm từ thời xa xưa, chiếc bánh chưng của người Việt có hình vuông, tượng trưng cho đất. Bánh chưng được làm từ gạo nếp trắng ngần với phần nhân có đậu xanh, hành, tiêu… Tất cả được bọc trong lớp lá dong xanh mướt và được buộc chặt bằng những sợi lạt mềm dẻo với tạo hình vuông vức, đẹp mắt.
Người Việt Nam từ xa xưa đã sống trong nền văn hóa lúa nước, phải phụ thuộc thiên nhiên rất nhiều. Vì thế, chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Không chỉ thế, bánh chưng ngày Tết còn được bày lên bàn thờ cúng để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với tổ tiên cùng những người đã khuất. Bánh chưng cũng là món quà biếu Tết ý nghĩa mà người Việt thường dùng để đi biếu người quen, họ hàng hoặc được bày cùng các vật dụng khác trên mâm ngũ quả ngày Tết để thể hiện cho sự tương sinh tương khắc trong ngũ hành.
Thấy bánh chưng là thấy Tết! Vậy nên người Việt dù ở đâu, làm gì, vẫn luôn mong ngóng được trở về quây quần bên gia đình, cùng nhau học cách làm bánh chưng hay ngồi canh nồi bánh sôi sục, nóng hổi trên bếp lửa để cảm nhận không khí Tết đang ùa về. Cùng kể nhau nghe những câu chuyện xưa cũ rồi hít hà mùi hương thơm lừng hòa quyện từ lá dong, gạo nếp cái hoa vàng cùng vị ngọt bùi của đậu xanh trong chiếc bánh chưng – hương vị Tết không thể lẫn vào đâu được.
——————————————————–


——————————————————–


– GIAO THỪA NGHINH XUÂN – KHAI HỘI DI LẶC

– HÁI LỘC ĐẦU XUÂN

– Pháp hội Dược Sư và Lễ Cầu Quốc Thái Dân An Đầu Xuân

– Tạ đàn Dược Sư

– Khai đàn Hỏa Tịnh An Hòa, Tăng Trưởng Phúc Đức Cầu Quốc Thái Dân An

– Khai Pháp đầu năm – Khóa Tu Một ngày An lạc

+ LỊCH SINH HOẠT THƯỜNG KỲ: 1 tháng khóa tu tuổi trẻ và 1 tháng Sứ giả Như Lai
(theo tháng Âm lịch)
+ Sám hối định kỳ hàng tháng vào 19h15 buổi tối các ngày 8, 14, 23 & 30 AL
+ Khóa lễ tụng Kinh Phổ Môn, niệm Phật kinh hành vào 8h15 buổi sáng ngày mùng 1 & 15 AL.
Nguyện lòng người luôn tĩnh lặng!
Tùng Lâm Hòa Phúc